Xử lý nồm ẩm như thế nào đúng cách là thắc mắc của nhiều người khi thời tiết giao mùa. Đặc biệt vào dịp Đông Xuân, hiện tượng này diễn ra thường xuyên hơn. Dân gian ta hay gọi tên hiện tượng thiên nhiên này là “nhà đổ mồ hôi”. Cái tên này gợi nhắc đến tình trạng nhà có nhiều hơi nước bám dính. Vì vậy sàn nhà lau khó sạch, ẩm ướt triền miên. Tình trạng này không còn xa lạ đối với những ai sinh sống, làm việc tại miền Bắc. Hiện tượng nhà nồm ẩm gây ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe và cuộc sống con người. Chúng còn là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của các công trình.
Với sự bất tiện kể trên, việc quan tâm với cách xử lý nồm ẩm vào dịp Đông Xuân là đúng. Có các các tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang hiệu quả không ngờ. Điều đó giúp chúng ta biết cách xử lý, an tâm hơn trong giai đoạn thời gian ấy. Cùng Chefmaster khám phá những bật mí ấy trong bài viết ngày hôm nay!
Những điều cần biết trước khi xử lý nồm ẩm
Xử lý nồm ẩm là mối quan tâm của rất nhiều người. Bởi khi chứng kiến hiện tượng thời tiết khó chịu này từ tâm trạng đến sức khỏe đều bất ổn. Nồm ẩm được giải thích theo khoa học là hiện tượng độ ẩm trong không khí tăng cao. Khi độ ẩm vượt ngưỡng 90% sẽ gây ra hiện tượng mà dân gian gọi là “nồm ẩm”. Tại Việt Nam, hiện tượng này quan sát dễ thấy nhất khi miền Bắc bước vào đợt đông – xuân. Bởi thời gian này diễn ra tình trạng mưa nhiều ngày.
Không còn hiếm gặp với cái tên “nhà đổ mồ hôi”, hiện tượng nồm ẩm có những tác hại về sức khỏe. Con số thống kê lên đến khoảng 40% loài nấm mốc sinh độc tố gây ra các vấn đề đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, nhà cửa, máy móc, các khung thép… đều có tác động xấu và xuống cấp.
Một số dấu hiệu để chúng ta dễ nhận biết thời tiết nồm ẩm
- Sàn nhà, tường nhà và trần nhà có hiện tượng ngưng tụ các giọt nước mà không bay hơi đi được. Theo cái tên quen thuộc là “nhà đổ mồ hôi”. Sàn nhà dù bạn có lau đi lau lại nhưng vẫn có hiện tượng dấp dính, khó chịu, dễ trơn trượt. Trên tường cũng có thể xuất hiện hiện tượng nhiều vệt ố vàng hay ẩm mốc đen loang lổ.
- Quần áo giặt và phơi lâu khô, có mùi, thậm chí xuất hiện ẩm mốc.
- Các loại vật dụng trong gia đình như chăn, màn, gối cũng có hiện tượng ẩm.
- Một số vật dụng vi tính trong gia đình như ti vi, laptop, máy tính… có tỷ lệ hỏng hóc hoặc không bật lên nguồn. Bởi trời nồm lâu ngày sẽ dễ ăn mòn vật liệu, có hại cho các thiết bị điện tử, điện lạnh.
Xử lý nồm ẩm bằng cách nào?
Xử lý nồm ẩm có thể là đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu những hiện tượng thời tiết xấu. Nếu bạn có suy nghĩ rằng để điều chỉnh độ ẩm trong nhà thì giảm độ ẩm là được. Tuy nhiên đó không phải là cách xử lý đúng đối với thực tế. Một số cách chống nồm ẩm trong nhà mang lại hiệu quả chúng ta nên áp dụng như:
- Đóng kín nhà cửa khi quan sát và xem dự báo thời tiết sẽ ẩm thấp.
- Khi thấy sàn nhà có hiện tượng “đổ mồ hôi”, bạn nên cố gắng dùng vải khô lau sàn, thấm hút hơi nước.
- Nếu sử dụng điều hòa, bạn hãy bật chế độ hong khô không khí để làm khô không khí. Điều này giúp hiện tượng nồm ẩm được giảm bớt, hạn chế hơn vi khuẩn sinh sôi.
- Sử dụng một số vật liệu để hút ẩm như giấy báo cũ, than củi hoặc một số máy hút ấm chống trời nồm.
- Sử dụng một số loại cây có khả năng hút ẩm. Ví dụ có thể kể đến như cây dương xỉ.
Kết luận
Xử lý nồm ẩm một cách khoa học và đúng đắn luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người. Bởi hiện tượng thời tiết xấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình xây dựng. Nếu hiện tượng thời tiết xấu diễn ra trong thời gian dài, con người có thể bị suy giảm sức khỏe. Ở đây chúng ta nói đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Vì thế, các thông tin của Chefmaster về việc sử dụng những cách nào để xử lý nồm ẩm là cần thiết. Mong rằng chúng áp dụng tốt trong những ngày thời tiết “giở trời” như thế. Đừng quên ghé thăm Vakire để đọc nhiều thông tin về các vật dụng nhà bếp quen thuộc và hữu dụng nhé!